Với tiêu chí hỗ trợ học tập tối đa cũng như phục vụ công tác nghiên cứu
trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử. Mặc dù không phải chuyên môn của tôi
(KS Khai thác mỏ) nhưng vì lòng đam mê và yêu thích điện tử. Nay tôi
viết bài này nhằm hướng dẫn mọi người trong diễn đàn tự biến máy tính
của mình thành một thiết bị hiện sóng kỹ thuật số với chi phí không quá
100.000 VNĐ (một trăm nghìn).
Phương pháp đc sử dụng ở đây là sử dụng ngay card âm thanh của
máy tính với đường vào của micro làm đầu thu tín hiệu. Tuy nhiên để
không xảy ra nguy cơ vì nhầm lẫn làm hỏng máy tính, phương án đề xuất
của tôi là mua một cái USB soundcard (giá 50.000VND - http://p.vatgia.vn/ir/pictures_fulls...-sound-5-1.jpg).
Chú ý quan trọng nhất: vì đầu vào đa số các sound card chỉ chịu được
điện áp tối đa +/-1V nên bắt buộc phải làm mạch gim áp bảo vệ (đơn giản
nhất là mắc mấy con diot như hình dưới đây).
Phần mềm sử dụng có một số loại như sau (theo thứ tự từ tốt nhất đến kém nhất):
1. Multi-Instrument (hiện tại là bản 3.2), đây là bản tốt nhất mà
tôi giới thiệu và dĩ nhiên nó không phải là phần mềm free. Để sử dụng
hiệu quả và lâu dài thì đây là bộ cài và bài thuốc :
File torrent: http://www.torrentcrazy.com/download...nt-3.2.torrent
hoặc download trực tiếp: VIRTINS Multi-Instrument v3.2.rar
Sau khi cài đặt, chép đè file trong thư mục cracks vào thư mục cài đặt.
Khi phần mềm báo hết hạn dùng thử thì chạy file VIRTINS_Trial_Reset.vbs
có trong thư mục cracks. Nhìn chung là các bạn có bản full khi đã chép
đè.
Hướng dẫn cách làm que dò để kết nối với SoundCard của máy tính xem phần
"1.4 Input & Output Connection for Sound Card Based Systems" trong
phần help của phần mềm (khi cài sẽ có) và nó thế này:
2. Scope-1.4, phiên bản này dùng nửa miễn phí, nửa không (theo mục đích sử dụng), có chức năng tạo sóng, phân tích phổ, hiện sóng...:
http://www.zeitnitz.eu/scope/scope_140.exe
scope_140.exe
Soundcard Scope
3. Zelscope: Cái này hoàn toàn free nhưng cùi nhất. Tuy nhiên dùng để hiện sóng thôi thì nó là đủ:
- Link chính: zelscope10.rar
- Link dự phòng 1: http://software-files-a.cnet.com/s/s...zelscope10.exe
4. Biến Pocket PC (Windows Mobile) thành máy hiện sóng:
Cài phần mềm Pocket Multi-Instrument 1.0 (thông tin chi tiết tại: Virtins Technology: Turn a PC into Virtual Instrument - Home)
Link cài full ở đây: Virtins_Pocket_Instrument_v1.0_PPC.rar
Chú ý: cài đặt xong đăng ký với serials: 0000-0000-0000-0000
+ Link tham khảo một số bài viết khác cùng chủ đề:
Bài 1: http://www.ladyada.net/library/equip...udioprobe.html
Bài 2 (rất hữu ích): http://www.41hz.com/forums/content.p...o_Measurements
Bài 3: http://www.instructables.com/id/PC-S...ATES-DC-RESTO/
Bài 4: http://www.sciencetronics.com/geocit...card_osci.html
Bài 5: tính toán tần số có khả năng đo được theo tần số lấy mẫu: http://www.dataman.com/oscilloscopes...ion-guide.html
Bài 6: http://xoscope.sourceforge.net/hardware/hardware.html
Bài 7: xem về tần số lấy mẫu:
- http://vi.m.wikipedia.org/wiki/L%E1%...87u)#section_3
- http://lqv77.com/forum/index.php?showtopic=12717
Tác giả ngochoangims
Nguồn bài viết (source) http://www.dientuvietnam.net/forums/dien-tu-danh-cho-nguoi-moi-bat-dau-85/bien-may-tinh-pc-thanh-may-hien-song-oscilloscope-voi-chi-cuc-re-118171/
Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014
Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014
Cách làm hợp chống trộm Lasers "la-ze"!
Lắp mạch điện | Dụng cụ cần chuẩn bị | |
2 hộp nhựa nhỏ; tụ điện 1000 uF 35 volt; một điện trở biến thiên 5K; tế bào quang điện; bo mạch IC; pin 9 volt và cái kẹp ghim; một bóng bán dẫn N3904; công tắc bật tắt; vài cái gương nhỏ; còi 12 volt âm lượng 102 dB; đèn laser Aixiz 650nm 5mw 12X30mm; adapter AC Aixiz 3,2 volt (hoặc loại của hãng khác cũng được). |
Thiết lập mạch điện dựa trên sơ đồ trên. Bo mạch IC ở đây được cắt bằng
dụng cụ chuyên biệt dremel để không gian trong hộp gọn gàng hơn cùng
với pin 9 volt.
Lắp mạch điện và pin 9 volt vào hộp. Sắp xếp để tế bào quang điện trùng
vào cái lỗ, sau đó dùng keo nóng gắn chặt mọi thứ. Gắn còi và nối dây
điện bên trong hộp.
Đục 3 lỗ ở hộp thứ hai. Một lỗ dành cho công tắc, một để lắp đèn laser
và một để dòng dây từ adapter AC bên trong hộp. Lắp công tắc và dùng keo
dính đèn laser cố định. Nối cực dương của adapter với dây đỏ từ đèn
laser và nối cực âm của đèn laser và adapter với công tắc.
Bật đèn laser và trỏ nó vào hộp đặt tế bào quang điện. Bạn sẽ phải điều
chỉnh điện trở để tế bào quang điện cảm nhận được ánh đèn laser vào ban
ngày. Ban đêm, khi tia laser bị “gãy”, còi sẽ kêu để báo động.
Xác định nơi nào trong nhà cần bảo vệ để gắn hộp đèn và hộp tế bào
quang điện. Bạn có thể dùng những chiếc gương nhỏ đặt ở tường đối diện
với hộp laser.
Thử nghiệm cho thấy ánh sáng laser sẽ tạo thành một đường thẳng giữa
hộp laser và hộp tế bào quang điện để ngăn những kẻ đột nhập. Khi ánh
sáng laser bị “gãy” – nghĩa là có kẻ đột nhập đi qua, chuông báo động sẽ
kêu để báo hiệu.
Tác giả bài viết: okmen22
Nguồn tin: sưu tầm
Nguồn tin: sưu tầm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)